Thính lực và mất thính lực

Cuộc sống của bạn, thế giới của bạn, thính giác của bạn.

Thính lực tốt có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng hầu hết những người có thính lực bình thường lại chưa bao giờ suy nghĩ kỹ về ý nghĩa của thính lực tốt. Trò chuyện với bạn bè, lắng nghe âm thanh của tự nhiên, thưởng thức âm nhạc hoặc nghe tín hiệu cảnh báo – họ nghĩ đó là những điều hiển nhiên.

Thính giác đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta liên hệ với môi trường xung quanh. Thính giác tạo điều kiện cho việc hình thành các mối quan hệ và mở ra vô số trải nghiệm giác quan. Thính giác cũng rất phức tạp và cực kỳ nhạy cảm.

Do đó, hãy quan tâm đến thính giác một cách thích đáng...

Cách thính giác hoạt động:

Tai là một cơ quan kỳ diệu và vô cùng khéo léo, thực hiện nhiệm vụ nghe tuyệt vời và siêu phức tạp. Tai có thể phân biệt 7.000 cao độ khác nhau và cho phép não xác định vị trí nguồn âm thanh.

Tai người bao gồm ba phần – tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài: Tai ngoài thu nhận âm thanh và truyền âm thanh đến màng nhĩ qua ống tai

Tai giữa: Sóng âm làm rung màng nhĩ. Các xương con, được gọi là xương búa, xương đe và xương bàn đạp, truyền rung động vào tai trong.

Tai trong: Ốc tai chuyển các chuyển động của xương con thành các tín hiệu điện. Dây thần kinh thính giác truyền tín hiệu đến não.

Video sau đây mô tả cách thính giác hoạt động:

Mất thính lực

Tình trạng mất thính lực thường phát triển từ từ trong nhiều năm; các ảnh hưởng chỉ dần trở nên rõ ràng theo thời gian. Điều này khiến những người bị ảnh hưởng khó nhận ra rằng họ thực sự đang bị suy giảm thính lực. Họ hàng, bạn bè hoặc đồng nghiệp thường là những người đầu tiên nhận ra rằng có điều gì đó không ổn.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy rõ rằng thính giác của bạn không hoàn toàn bình thường. Có thể bạn cảm thấy khó khăn trong việc hiểu rõ các cuộc trò chuyện qua điện thoại? Gia đình bạn có phàn nàn về mức âm lượng khi bạn nghe đài hoặc tivi không? Bạn có thấy khó theo kịp cuộc trò chuyện ở nhà hàng hoặc khi có quá nhiều tiếng ồn trên đường phố xung quanh bạn không? Bạn có thường thấy kiệt sức sau mỗi dịp kỷ niệm gia đình vì cứ phải nỗ lực để nghe không? Bạn có nghe rõ hơn khi có thể nhìn vào người đang trò chuyện với bạn không?

Đó đều là những dấu hiệu điển hình của tình trạng suy giảm thính lực. Nhưng bạn đừng lo; mất thính lực không phải là một vấn đề chỉ cần chịu đựng. Bạn có thể – và nên – làm gì đó.

Nhiều người cảm thấy khó chấp nhận ý tưởng đeo máy trợ thính. Họ trì hoãn không đưa ra quyết định và chỉ làm gì đó khi không thể chịu đựng các vấn đề liên quan đến thính giác kém được nữa.

Tuy nhiên, bạn càng trị liệu sớm tình trạng mất thính lực thì sẽ càng tốt. Kể cả khi thính lực của bạn chỉ vừa mới giảm, máy trợ thính vẫn giúp duy trì các đường dẫn truyền thần kinh trong não chịu trách nhiệm nghe tất cả âm thanh xung quanh bạn. Bạn càng trì hoãn đeo máy trợ thính, bạn sẽ càng khó làm quen với máy khi mà cuối cùng thì bạn vẫn phải đeo và quan trọng hơn là bạn sẽ bỏ lỡ càng nhiều điều trong cuộc sống.

Những tác động có thể có của tình trạng mất thính lực:

  • Giảm sút khả năng tập trung
  • Suy giảm khả năng hiểu lời nói
  • Gặp vấn đề khi giao tiếp với người khác
  • Suy giảm trí nhớ
  • Ít sẵn lòng thử những điều chưa biết hơn
  • Giảm hiệu suất công việc
  • Thiếu sự công nhận từ người khác
  • Khó chịu, căng thẳng, trầm cảm
  • Thu mình khỏi đời sống xã hội, cô lập

Tình trạng suy giảm thính lực có thể xảy ra ở tất cả các phần của tai; chứng rối loạn chức năng ở tai ngoài hoặc tai giữa thường có thể điều trị được bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 80% trường hợp suy giảm thính lực xảy ra do rối loạn chức năng hoặc tổn thương tai trong. Ngày nay, máy trợ thính hiện đại có thể bù đắp cho hầu hết các tổn thương ở tai trong.

Tuy nhiên, không có ca bệnh mất thính lực nào giống y hệt nhau. Thông thường, hầu hết những người mắc chứng suy giảm thính lực đều không thể phân biệt được âm êm và âm cao và gặp khó khăn khi nghe các âm thanh như tiếng thì thầm, tiếng của trẻ nhỏ hoặc tiếng chim hót.

Video này sẽ giúp bạn hiểu về tình trạng mất thính lực:

Khả năng nghe hai tai: nghe bằng cả hai tai sẽ tốt hơn một tai

Thiên nhiên đã cho chúng ta hai tai vì một lý do: Khả Năng Nghe Hai Tai hay là nghe bằng cả hai tai giúp chúng ta định vị âm thanh, bất kể âm thanh đó bắt nguồn từ đâu. Khả năng này cũng cho phép chúng ta tập trung chính xác vào những gì ta muốn nghe bằng cách cho phép chúng ta tiếp nhận một số âm thanh nhất định, ví dụ: lời nói to và rõ hơn trong khi bỏ qua những âm thanh khác. Một vài quá trình hai tai quan trọng nhất bao gồm dôi dư hai tai, giảm ồn hai tai và nghe trực tiếp hai tai. 

Dự phòng hai tai

Khi chúng ta dùng cả hai tai để nghe một âm thanh, việc này giống như chúng ta nghe cùng một âm thanh hai lần vậy. Quá trình này giúp bộ não của chúng ta tạo ra hình ảnh cảm quan về âm thanh tốt hơn. Hiệu ứng này bị suy giảm đáng kể ở những người bị mất thính lực. Đeo hai thiết bị trợ thính giúp lấy lại lợi ích đến từ dôi dư hai tai.

Giảm ồn hai tai

Trong những tình huống có cả tiếng ồn lẫn lời nói, việc nghe bằng cả hai tai giúp não của chúng ta ưu tiên âm thanh lời nói hơn là tiếng ồn. Điều này sẽ khiến lời nói nghe có vẻ to hơn thực tế. Hiệu ứng này bị suy giảm đáng kể ở những người bị mất thính lực. Đeo hai thiết bị trợ thính giúp lấy lại lợi ích đến từ giảm ồn hai tai.

Nghe trực tiếp hai tai

Trong những tình huống ồn ào với nhiều âm thanh khác nhau phát ra từ những nơi khác nhau, việc nghe bằng cả hai tai giúp não của chúng ta chọn ra một nguồn âm thanh duy nhất mà chúng ta quan tâm và tập trung vào nguồn âm thanh đó. Hiệu ứng này bị suy giảm đáng kể ở những người bị mất thính lực. Đeo hai thiết bị trợ thính giúp lấy lại lợi ích đến từ nghe trực tiếp hai tai.

 

 

Hãy hành động ngay

Chỉ đến khi thính giác bắt đầu suy giảm rõ rệt thì chúng ta mới nhận ra thính lực tốt quan trọng đến nhường nào trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ bỏ lỡ biết bao điều khi không thể nghe tốt nữa. Tại sao phải hành động sớm nhất có thể?

Mất thính lực là một quá trình thay đổi dần dần

Mất thính lực thường là một quá trình thay đổi dần dần diễn ra trong nhiều năm – chậm đến nỗi chúng ta không thể nhận ra ngay lập tức các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của mình.

Mất thính lực không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta

Các vấn đề về giao tiếp với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể làm chúng ta khó chịu, căng thẳng, cô lập và thậm chí là trầm cảm.

Càng sớm càng tốt

Chúng ta đeo máy trợ thính đúng cách càng sớm thì càng tốt, kể cả khi bạn chỉ bị mất thính lực nhẹ.

Rèn luyện trí não của bạn

Khi bạn nghe rõ trở lại nhờ máy trợ thính, não bộ sẽ được kích thích và sức sống tinh thần được duy trì.

Hưởng thụ cuộc sống hơn

Chất lượng cuộc sống được nâng cao, từ đó mang lại khả năng giao tiếp giữa người với người và khả năng tương tác xã hội không bị hạn chế.

Việc nghe tốt trở lại có nhiều tác động tích cực. Các nghiên cứu cho thấy đa số người đeo máy trợ thính đều rất hài lòng hoặc cực kỳ hài lòng với máy trợ thính của họ. Những người dùng giàu kinh nghiệm cho biết rằng các mối quan hệ xã hội cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của họ được cải thiện rõ rệt. Họ thấy cân đối hơn và sẵn sàng thử những điều mới lạ hơn.

Hãy cởi mở đón nhận những trải nghiệm nghe mới. Chúng sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Kiểm tra thính lực của bạn

Bài kiểm tra thính lực trực tuyến của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả nhanh chóng

Kiểm Tra Thính Lực

Đặt lịch hẹn


Tìm chuyên gia chăm sóc thính giác gần bạn ngay hôm nay

Công Cụ Định Vị Cửa Hàng

Luôn cập nhật thông tin mới nhất

Theo dõi chúng tôi trên Signia South East Asia để cập nhật thường xuyên

Đọc thêm
Go to the top