Quy Trình Lắp Máy Trợ Thính Như Thế Nào?

Nếu bạn hoặc người thân yêu sắp lắp máy trợ thính thì chắc hẳn bạn đang tự hỏi rằng điều gì đang chờ đón bạn. Sau đây là những gì mà bạn có thể kỳ vọng.

Nếu gần đây bạn đã thực hiện bài kiểm tra thính lực và được coi là một ứng viên phù hợp với việc lắp máy trợ thính, bạn có thể đang cân nhắc các khả năng. Hành trình sử dụng máy trợ thính của bạn nên có một đích đến đầy hứa hẹn: cải thiện thính lực và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi bạn có thể bắt đầu gặt hái những lợi ích từ máy trợ thính, bạn phải tìm kiếm trợ giúp cho tình trạng mất thính lực của mình và bắt đầu quá trình lắp máy trợ thính.  

Lựa chọn, lắp và làm quen với máy trợ thính của bạn là ba bước chính mà bạn sẽ thực hiện khi trang bị máy. Khi bạn đã hài lòng với những điều chỉnh, bạn có thể bắt đầu sống cuộc sống của mình theo cách bạn muốn. Một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thính giác đáng tin cậy sẽ làm việc với bạn để xác định nhu cầu của bạn và cung cấp cho bạn lời khuyên quý giá về những việc cần làm tiếp theo. Như đã nói, đây là những gì bạn cần biết về việc lắp máy trợ thính và những điều bạn có thể mong đợi từ quá trình này.

Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Máy Trợ Thính

Bước đầu tiên để để lựa chọn máy trợ thính là đánh giá nhu cầu của bạn và xác định những gì bạn muốn từ trải nghiệm của bạn. Một cuộc gặp mặt chuyên sâu có thể cho bạn cơ hội để chia sẻ ý kiến của mình về tình huống. Các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn máy trợ thính của bạn, bao gồm:  

  • Kết quả kiểm tra thính lực. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất thính lực quyết định những phương án khả dụng cho bạn. Do đó, hãy đảm bảo thảo luận kết quả của thính lực đồ với chuyên gia chăm sóc thính giác (hearing care professional, HCP) của bạn. Ví dụ: những người bị mất thính lực sâu có thể không phù hợp với một số mẫu máy nhất định được thiết kế dành cho tình trạng mất thính lực nhẹ hoặc trung bình. HCP sẽ giải thích xem  mẫu máy nào sẽ đem lại cho bạn kết quả tốt nhất..
  • Sở thích. Nếu bạn thích một loại máy trợ thính nhất định, bạn có thể thảo luận điều đó với HCP của mình và khám phá các khả năng. Như đã đề cập ở trên, không phải ai cũng phù hợp với tất cả các loại máy trợ thính, nhưng kiểu dáng bạn mong muốn có thể nằm trong danh sách các phương án của bạn. Đừng quên hỏi nếu bạn đã có một loại máy trợ thính nhất định trong đầu.
  • Lối sống. Nếu bạn có lối sống năng động và hòa đồng, bạn có thể mong muốn dùng một chiếc máy trợ thính có thể đồng hành cùng bạn. Mặt khác, những người không cần phụ kiện và tính năng bổ sung có thể lựa chọn máy trợ thính đơn giản hơn. Đảm bảo nêu rõ lối sống, kỳ vọng và hy vọng của bạn đối với máy trợ thính mới.
  • Trải nghiệm trước đây. Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng máy trợ thính thì bạn có thể có ý kiến mạnh mẽ về những gì bạn mong muốn từ chiếc máy trợ thính mới. Các tính năng bổ sung, âm thanh tốt hơn hoặc kiểu dáng/thiết kế mới có thể nằm trong danh sách mong muốn của bạn. Hãy trao đổi với HCP về trải nghiệm của bạn với máy trợ thính từ trước đến nay và bạn hy vọng sẽ cải thiện chất lượng thính giác như thế nào.

Sau khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thính giác đã có thông tin họ cần, họ có thể bắt đầu soạn ra danh sách máy trợ thính có khả năng phù hợp với bạn. Những đề xuất này sẽ được tùy chỉnh riêng theo ý bạn và trải nghiệm của bạn, với hy vọng rằng bạn sẽ tìm được một phương án mà bạn cảm thấy hứng thú.

Cách Lắp Máy Trợ Thính

Có khả năng bạn sẽ được đeo máy trợ thính bản mẫu và điều này sẽ cho bạn thời gian để thử máy trợ thính mới. Bất kể bạn có dùng thử hay không, quá trình lắp máy trợ thính sẽ bắt đầu sau khi bạn đưa ra lựa chọn. HCP sẽ đặt hàng máy trợ thính cho bạn và sau khi đơn hàng đến nơi, bạn có thể đến để thực hiện hoạt động lập trình ban đầu cho máy trợ thính của mình. (Tuy nhiên, nếu bạn đặt mua máy trợ thính trong tai có độ vừa vặn tùy chỉnh, bạn có thể cần thăm khám thêm hoặc chờ lâu hơn để xác định kích cỡ.)

Lập trình là một bước quan trọng trong quá trình điều chỉnh máy trợ thính cho phù hợp với bạn. Mỗi người mỗi khác nên HCP sẽ thiết lập dựa trên sở thích của bạn và chạy thử để đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản của bạn được đáp ứng. Trong vài tháng tới, HCP có thể điều chỉnh máy trợ thính của bạn để tinh chỉnh cho chính xác hơn, nhưng việc lập trình ban đầu sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng chung về việc máy trợ thính của bạn sẽ như thế nào.

Trong thời gian này, bạn có thể đặt câu hỏi. Dưới đây là một số câu mà bạn nên hỏi:

“Làm thế nào để thay pin?”

“Làm thế nào để vệ sinh máy trợ thính của tôi?”

“Làm thế nào để điều chỉnh âm lượng?”

“Làm thế nào để sử dụng một số tính năng?”

Không có gì phải ngại khi đặt câu hỏi và HCP của bạn sẽ luôn sẵn lòng hỗ trợ để đảm bảo bạn rời khỏi văn phòng với cảm giác đầy hứng khởi. Khi tất cả các câu hỏi của bạn đã được giải đáp, bạn có thể trở về nhà và bắt đầu làm quen với máy trợ thính của mình.

Quá Trình Làm Quen

Nếu đây là lần đầu bạn đeo máy trợ thính, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp. HCP có thể khuyên bạn nên thiết lập lịch trình đeo. Nhờ đó, bạn có thể dành một chút thời gian mỗi ngày để làm quen với âm thanh mới. Phần não xử lý thính giác của bạn không quen với việc xử lý âm thanh. Do đó, quá trình phục hồi thính lực có thể mất thời gian. Bạn có thể mất từ vài tuần cho đến vài tháng để làm quen hoàn toàn với chiếc máy trợ thính đầu tiên của bản thân. Đeo máy trợ thính hàng ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng theo lịch trình đeo của mình!

Giữ liên lạc với HCP của bạn, dù là qua email hay các chương trình như ứng dụng Signia. Họ có thể giao "bài tập về nhà" để đảm bảo rằng bạn đang làm quen đúng cách. Các bài tập này có thể bao gồm: 

  • Đeo máy trợ thính khi ở nhà. Thử đeo máy trong các tình huống bình lặng trước, sau đó bắt đầu tiếp xúc với những âm thanh mới.
  • Nghe sách nói, nhạc có lời hoặc chương trình radio. Bạn có thể hiểu lời nói một cách rõ ràng không?
  • Đeo máy trợ thính khi ở ngoài. Trước tiên, hãy tập trung lắng nghe thiên nhiên, sau đó thử đi bộ quanh khu nhà. Đừng cảm thấy nản lòng nếu bạn bị ngợp bởi các tiếng ồn xung quanh như tiếng xe cộ đi lại. Âm thanh đó cũng có thể to với cả những người không bị mất thính lực..
  • Tăng dần thời gian bạn đeo máy trợ thính. Nếu được thực hiện một cách từ từ, việc này sẽ hoàn toàn không gây đau đớn.
  • Tập trung vào việc định vị âm thanh khi nhắm mắt. Bạn sẽ có thể xác định xem nguồn âm thanh ở phía sau, phía trước, hay bên trái hoặc bên phải bạn.

Các lần thăm khám theo dõi và trò chuyện giữa bạn với HCP sẽ giúp bạn tinh chỉnh trải nghiệm của mình, điều chỉnh độ vừa vặn về mặt vật lý của máy trợ thính và nhận lời khuyên cho các tình huống khó khăn. Nếu bạn không có chuyên gia chăm sóc thính giác đáng tin cậy đồng hành cùng hoặc bạn cảm thấy không hài lòng với chuyên gia hiện tại, hãy thử chuyển sang một HCP mới trước khi bắt đầu quá trình lắp.

Với Công Cụ Định Vị Cửa Hàng Signia, bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia tại khu vực của mình cùng với thông tin liên hệ của họ. Bạn nên cảm thấy thoải mái và tự tin khi trao đổi với HCP của mình. Do vậy, đừng chấp nhận khi chưa đạt được những gì mình xứng đáng. 

Go to the top